THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Góc Suy Gẫm – Mùa Dịch Covid 19 - Khuôn Vàng Thước Ngọc

Thứ năm - 16/04/2020 20:15
Mẹ Têrêxa Calcutta đã dạy cho chúng ta một bài học về sự đau khổ. Mẹ nói: "Tôi tự hỏi thế giới này sẽ ra sao, nếu không có những người vô tội đang đền bù cho tất cả chúng ta. Mỗi ngày, cuộc tử nạn của Chúa Giêsu được lặp lại trong cuộc sống của những người đau khổ. Đau khổ không phải là một trừng phạt. Đau khổ là một hồng ân. Chính vì thế cần có tâm hồn trong sạch để nhận ra bàn tay Chúa, để cảm nhận tình yêu của Ngài trong đau khổ của chúng ta"....
Góc Suy Gẫm – Mùa Dịch Covid 19 - Khuôn Vàng Thước Ngọc

GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19
 
KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC

 

1. Chuyện chúng mình: Covid 19 (2019 - nay)

MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU! (*)
Vũ Hán đến Thượng Hải = 839 km
Vũ Hán đến Bắc Kinh = 1.152 km
Vũ Hán đến Milan = 8.684 km
Vũ Hán đến NY = 12.033 km
 
Các Coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán nhưng không có tác dụng gì ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải gần đó nhưng lại có rất nhiều trường hợp tử vong ở Ý, Iran, các nước châu Âu và Mỹ. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Trung Quốc hiện vẫn an toàn.
 
MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU!  
        Virus đã hủy hoại nhiều nền kinh tế trên thế giới. Nhiều nước đã phải đóng cửa biên giới của họ trong nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của Coronavirus. Hàng ngàn người đã mất mạng, hàng triệu người đã mắc căn bệnh này, vô số người đã bị nhốt trong nhà và nhiều quốc gia đã đưa công dân của họ vào tình trạng bị cách ly.
 
MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU!  
        Coronavirus có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc và hiện đã đến mọi nơi trên thế giới, nhưng virus này không đến được thủ đô chính trị Bắc Kinh và thủ đô kinh tế Thượng Hải của Trung Quốc, nằm rất gần Vũ Hán.
 
MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU!
        Hiện nay Paris đóng cửa, New York đóng cửa, Berlin đóng cửa, Delhi đóng cửa, Mumbai đóng cửa, Tokyo đóng cửa, các trung tâm kinh tế và chính trị lớn của thế giới đóng cửa, nhưng Bắc Kinh và Thượng Hải vẫn mở cửa. Không có hiệu ứng Coronavirus được nhìn thấy ở một trong hai thành phố. Chỉ có một vài trường hợp đơn lẻ nhưng virus này không có tác dụng thực sự đối với Bắc Kinh và Thượng Hải.

 
MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU!  
 
(Nguồn: Internet - Nguyễn Thế Thăng lược dịch)
 
2. Những con số biết nói

Stt

Quốc gia

Đang nhiễm

Được chữa khỏi

Số người chết

Tổng số

1

Oman

775

131

4

910

2

Thụy Điển

10.343

381

1.203

11.927

3

Pakistan

4.826

1.446

111

6.383

4

Việt Nam

97

171

0

268

 

 

 

 

 

 

Thế giới

1.438.173

510.046

134.603

2.082.882

 
Cập nhật lúc 7g30, ngày 16.04.2020
 

3. Khuôn vàng thước ngọc (Lc 24, 35-48, thứ Năm Bát nhật Phục sinh)

 Tin mừng mà Giáo hội cho chúng ta nghe hôm nay, kể lại việc Đức Giêsu Phục sinh hiện đến với các môn đệ để thuyết phục họ tin rằng Ngài đã sống lại.

Thật vậy, các Tin mừng đều cho chúng ta thấy, như Đức Giêsu đã nhiều lần loan báo, Ngài sẽ sống lại vào ngày thứ ba sau khi bị kết án tử trên Thập giá. Một số người trong nhóm quả quyết đã thấy Đức Giêsu sống lại, ngay cả hai môn đệ trở lại từ làng Emmaus cũng xác nhận như thế, tuy nhiên vẫn còn một số người trong nhóm các môn đệ cứng lòng không tin.

       Bởi đó, đang khi các ông còn bàn tán xôn xao, thì Đức Giêsu đã hiện đến đứng giữa họ. Hơn thế nữa, Ngài còn mời gọi họ chạm vào thân thể và nhất là Ngài đã ăn uống trước mặt họ để xóa tan sự ngờ vực tưởng là thấy ma. Ngoài ra, Đức Giêsu Phục sinh còn cho thấy, nếu những lời Kinh thánh tiên báo về Ngài phải được ứng nghiệm, thì việc Ngài sống lại phải là điều tất yếu; bởi vì trước đó, cuộc khổ nạn xảy ra cũng hoàn toàn trùng khớp với những gì mà Sách Thánh đã loan tin.

“Bình an cho anh em. Chính Thầy đây, đừng sợ”: trong khoảng thời gian vắng Chúa, các môn đệ rất hoang mang và sợ hãi. Nay Chúa đã trở lại và đang ở với họ, họ tìm lại được bình an. Còn lời nào có sức trấn an các môn đệ hơn như thế không? Ai ai cũng thấy cần sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc. Xin Chúa luôn ở với con, để ban cho con được bình an giữa bao xáo trộn của cuộc đời.

      Đức Giêsu Phục sinh ngày hôm nay vẫn tiếp tục thuyết phục chúng ta tin rằng Ngài đã sống lại, dĩ nhiên không phải qua việc Ngài hiện ra cho chúng ta thấy bằng mắt thường, nhưng là bằng những chứng từ hùng hồn của những con người đã dám đổ máu ra để làm chứng cho niềm tin của mình. Noi gương các tông đồ ngày xưa, họ đã và đang diễn tả niềm tin của mình bằng cách sống triệt để những đòi hỏi của Tin mừng, đặc biệt là những đòi hỏi của giới luật yêu thương giữa một thế giới đang chia rẽ hận thù, một thế giới đầy dẫy những bất công và gian dối.

      Giữa muôn vàn khó khăn và thử thách của cuộc sống, xin cho niềm tin vào Đức Giêsu Phục sinh nơi mỗi người chúng ta được củng cố. Xin cho niềm tin ấy giúp chúng ta vượt thắng tất cả và trung thành bước theo Đức Giêsu đến cùng để cũng được phục sinh vinh quang với Ngài. Ước gì ánh sáng của Đức Giêsu Phục sinh chiếu rọi vào tận những ngóc ngách tối tăm nơi linh hồn để trong mọi sự, chúng ta luôn cảm nhận được tình yêu của Chúa và thúc đẩy làm chứng cho tình yêu ấy bằng thái độ phó thác, yêu thương.

Lời bàn
      Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp câu châm ngôn này ở nơi các cộng đoàn của Hội dòng Mến Thánh Giá: “Per Crucem ad Lucem” (Qua Thập giá đến vinh quang). Thực ra, điều này không chỉ là lời mời gọi dành riêng cho các tu sĩ Mến Thánh Giá nhưng còn dành cho tất cả chúng ta. Chỉ có điều, rất nhiều người trong chúng ta chờ đợi vinh quang đến với mình giống như các môn đệ năm xưa mà lại không sẵn sàng mang lấy Thập giá. Một cách nào đó, chúng ta sợ đối diện với khổ giá và cũng chẳng hiểu được giá trị của những ân ban mà nó mang lại. Mẹ Têrêxa Calcutta đã dạy cho chúng ta một bài học về sự đau khổ. Mẹ nói: "Tôi tự hỏi thế giới này sẽ ra sao, nếu không có những người vô tội đang đền bù cho tất cả chúng ta. Mỗi ngày, cuộc tử nạn của Chúa Giêsu được lặp lại trong cuộc sống của những người đau khổ. Đau khổ không phải là một trừng phạt. Đau khổ là một hồng ân. Chính vì thế cần có tâm hồn trong sạch để nhận ra bàn tay Chúa, để cảm nhận tình yêu của Ngài trong đau khổ của chúng ta". Vậy phải chăng Thập giá và đau khổ là MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU!

      Ở đời, có lẽ ai trong chúng ta cũng sợ một thứ gì đó: sợ độ cao, côn trùng, rắn rết, sợ điều tiếng, sợ tội và sợ ma… Các môn đệ trong Tin mừng hôm nay cũng hoảng sợ khi Chúa hiện đến, bởi lẽ họ tưởng Người là ma. Điều đó khiến các ông hoảng loạn nhưng Chúa đã kịp trấn an họ. Nếu bạn hỏi tôi có sợ gì không, tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng: tôi sợ rất nhiều thứ. Tôi sợ mình sống không hẳn hoi so với những gì mình rao giảng. Sợ mình không đủ dũng khí để đấu tranh tới cùng cho công bình và chân lý. Sợ mình không đủ cao thượng để nhường cho người khác phần hơn. Tôi sợ không vượt qua được tính ích kỷ vốn bào mòn tâm trí tôi suốt bao ngày tháng. Sợ mình không đủ kiên nhẫn để có thể “vui với người vui, khóc với người khóc”; bởi lắm khi tôi vui vì người bên cạnh tôi gặp thất bại, và buồn đến não lòng khi họ liên tiếp gặt hái được thành công. Tôi sợ công danh làm mờ đôi mắt và sợ ân tình giăng mắc mối tơ vương. Lẽ dĩ nhiên, tôi sợ chết khi còn mang tội nhưng lại chần chừ xưng thú suốt quanh năm. MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU!

      Người ta cho rằng, đại dịch Covid 19 khởi phát tại Trung Quốc vào đúng dịp Tết âm lịch. Khi ấy, rất nhiều người Trung Quốc sinh sống ở khắp nơi trên thế giới trở về nước để mừng đón năm mới. Tại quê nhà, họ bị lây nhiễm từ những người xung quanh mà chưa có bất kỳ một biểu hiện nào cho thấy họ đang mang bệnh. Mầm bệnh sẽ theo họ trở lại những nơi mà họ đang học tập hoặc sinh sống; và rồi từ chính họ, đại địch bắt đầu lây lan một cách nhanh chóng cho cộng đồng ở khắp nơi trên thế giới. Đó là một sự phỏng đoán. Đức Giêsu chịu chết và sống lại đúng vào dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái. Nhân dịp này, người Do Thái ở các nơi quy tụ về kinh thành Giêrusalem để họp mừng đại lễ. Đúng ra, sự kiện Đức Giêsu Phục sinh cũng phải được nhiều người biết đến và tin theo. Tuy nhiên, thực tế lại không chỉ ra như vậy. Chúng ta có thể lấy làm lạ là vì sao chính các môn đệ, những người đã đi theo và đã học với Chúa nhiều năm, cũng không hoàn toàn tin rằng Thầy của mình đã trỗi dậy từ cái chết. Họ đòi phải có thêm những dấu hiệu khả tín ư? Đây lại là một sự phỏng đoán. Dẫu thế nào thì từ cả hai trường hợp trên đều đưa người ta đối diện với vấn nạn: vẫn có MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU!

      Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau (“Sóng” – Xuân Quỳnh). Đôi lúc chúng ta tưởng mình biết được nhiều chuyện, hiểu được nhiều vấn đề; tuy vậy, điều đó là không đúng. Chẳng ai trong chúng ta dám tự hào là người hiểu rõ về chính mình; thế mới biết, để hiểu người khác là chuyện chẳng dễ dàng gì. Một khi sống cạnh nhau mà không hiểu nhau thì cũng là lúc tính “phòng vệ” ở nơi chúng ta lên ngôi. Cơ hồ, chúng ta lo sợ một điều gì đó mà bây giờ chưa hình dung ra được. Vào lúc này, cả thế giới dường như quên mất các loại vũ khí có khả năng hủy diệt hàng loạt để rồi chuyển sang loay hoay tìm cách đối phó với con virus, nhỏ tới mức không thể quan sát bằng mắt thường. Chúng ta sợ bị nó quật ngã. Dịch Covid 19 giữ chân chúng ta ở nhà nhiều hơn, được sống với những người thân cận nhiều hơn, được chiêm nghiệm sự đời cũng như nhìn lại bản thân nhiều hơn… Dẫu vậy, đó chưa chắc là lúc để chúng ta hiểu người khác kĩ hơn để rồi sống chân thành hơn mà thay vào đó, một khi chúng ta không hiểu hoặc không muốn hiểu về người khác, đây lại là khi chúng ta trở nên dè chừng hơn, sống khép kín hơn với tha nhân. Có gì bất ổn ở đây chăng? Tôi cho là không, bởi vì chúng ta thường ngạc nhiên khi sống đủ lâu mà sao ta vẫn không hiểu về người bên cạnh mà bỏ qua một điều quan trọng khác đó là, lắm khi chúng ta chẳng hiểu nổi chính mình. Quả thực là vẫn còn MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay3,804
  • Tháng hiện tại123,439
  • Tổng lượt truy cập13,138,692
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây