THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Lễ Vọng Giáng Sinh

Chủ nhật - 24/12/2017 04:51
Ngày hôm nay, chúng ta thấy cái tâm tình của  vua David  rất là dễ thương.
Lễ Vọng Giáng Sinh
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu

(18) Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần.
(19) Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.
(20) Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.
(21) Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ."
(22) Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ:
(23) Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta."
(24) Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.


Suy Niệm:

Kính thưa cộng đoàn,



Sau khi mà Chúa cho ông được yên bề  thì ông mới nhớ đến Thiên Chúa một cách sâu đậm hơn và ông ngỏ lời với ngôn sứ Nathan rằng là : “Ông thấy không, ta ở trong nhà làm bằng gỗ bá hương.  Còn hòm bia Thiên Chúa thì ở trong lều gia. ” Ông cảm thấy xót xa và ông muốn xây cho Thiên Chúa một cái đền thờ.

Nhưng mà rồi Nathan nói rằng: “ Ông cứ đi  thực hiện điều  mà ông ước mơ đi !”

Nhưng mà rồi tối hôm đó,  Chúa phán cùng với Nathan rằng là: “Có phải là ngươi xây cất cho ta ngôi nhà để  ở chăng ? Chuyện của Ta là Ta thiết lập ngai vàng của Ta trên dòng dõi của ngươi. Và Ta cho triều đại của ngươi tồn tại đến muôn đời.” 

Và rồi, ngày hôm nay trong trang Tin Mừng, theo dòng chảy của lịch sử cứu độ. Thì đúng như là lời của Thiên Chúa nói:  Thiên Chúa đã sai sứ thần Gabriel đến với một thiếu nữ ở thành Galilê,   làng  Nadarét. Thiếu nữ này đã  đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ vua Đavít , và trinh nữ ấy tên là Maria.

Và rồi chúng ta thấy Gariel nói với thiếu nữ:  "Này Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một người con trai, và đặt tên là Giêsu , Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Đấng tối cao.  Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavit tổ phụ Người... Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại của Người sẽ vô tận.”

Chiều kích hay  là dòng chảy của lịch sử cứu độ đã được minh chứng nơi trình thuật “ truyền tin”. Khi Gabrien đến truyền tin cho Mẹ Maria, và một lời hứa về dòng dõi của vua Đavít sẽ tồn tại đến muôn đời .

Ngày hôm nay, con không có chia sẻ về khía cạnh của lịch sử cứu độ theo trình tự của Kinh thánh sắp xếp. Nhưng ngày hôm nay con mời gọi cộng đoàn, chúng ta nhìn đến cái chiều kích nội tâm:  

Sau lưng cái biến cố sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ.  Mình vẫn thường nói rằng quen quá hóa nhàm.  Phải nói rằng là cái trình thuật Truyền Tin này không phải là đến Chúa Nhật thứ 4 năm B chúng ta mới được nghe, mà trong năm phụng vụ chúng ta nghe rất nhiều,  rất nhiều . Và có thể nói rằng: quen quá hóa nhàm.

Và đời sống đức tin của chúng ta, cũng bị chi phối bởi định luật tâm lý đó. Nghe nhiều quá rồi hóa nhàm, rồi mình không cảm nhận cái nội dung phong phú cũng như cái chiều sâu của bản văn Tin Mừng.  

Bên dưới cái nội dung, bên dưới của bản văn. Và nếu để tâm suy nghĩ thì chúng ta thấy thật là kinh khủng.  Phải nói rằng kinh khủng, khủng khiếp.

Bởi vì, qua cái biến cố truyền tin này. Chúng ta thấy, Thiên Chúa đi vào trong nhân loại này, đã làm người, trở thành một sinh linh bé bỏng trong cung lòng của một người thiếu nữ.  

Thiên Chúa đã trở thành mầm sống bé bỏng trong lòng dạ của Đức Trinh Nữ Maria.  Trong chín tháng, mười ngày, Thiên Chúa: chung  hơi thở, chung dòng máu, chung thức ăn, thức uống với người phụ nữ này. Để rồi,  Mầm Sống ấy mỗi ngày, lớn lên trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và Thiên Chúa lệ thuộc hoàn toàn: thể xác vào trong cung lòng của Mẹ .

Và có thể nói rằng: không thể nào tin được. Bởi vì đây là một cái mầu nhiệm ngoài sức tưởng tượng của mỗi người chúng ta. Không thể nào tin, Thiên Chúa đã trở nên con người, đã làm người và lệ thuộc hoàn toàn nơi con người.  

Và chúng ta dần dần chúng ta khám phá đâu là giá trị thật sự của Mẹ Maria, vẻ đẹp của Mẹ Maria chúng ta thấy: qua lời Xin Vâng của sứ thần khi mà nghe sứ thần nói, Mẹ Maria đã ban tặng cho Thiên Chúa vô hình một hình hài cụ thể, và hữu hình trong cuộc đời mình.  

Với cái cung lòng của mình, Thiên Chúa đã trở thành hình hài, đã trở thành một con người sống động trong cuộc đời: “Ai thấy tôi là thấy Thiên Chúa ” và nhờ chính cái hình hài cụ thể nơi cung lòng của Mẹ Maria là Chúa Giêsu, mà con người có thể gặp được Thiên Chúa.  

Mẹ Maria vĩ đại, bởi vì Mẹ Maria đã ban tặng cho Thiên Chúa một hình thể.  Phải nói rằng với cái lịch sử này thì gọi là biến cố này là độc nhất vô nhị, không bao giờ có lần thứ hai. Bởi vì Mẹ Maria, đã diễm phúc hơn mọi người phụ nữ, Maria đã diễm phúc hơn tất cả mọi người nữ. Vì không có một phụ nữ nào mà được diễm phúc ban tặng cho Thiên Chúa một hình hài như Mẹ Maria.  

Mẹ của các vĩ nhân, mẹ của các Đức Giáo Hoàng, mẹ của Đức Thánh Cha, mẹ của các vị thánh cũng không được phúc như Mẹ Maria .

Thế nhưng mà, về mặt tinh thần thì chuyện cho Thiên Chúa có một chỗ trong cung lòng của chúng ta có thể được tái diễn và tái diễn. Chuyện quan trọng rằng: chúng ta có mở lòng ra, chúng ta có cho Thiên Chúa có để cho Thiên Chúa một chỗ trong cung lòng chúng ta hay không?

Chúng ta có thể ban tặng cho Thiên Chúa một chỗ trong cung lòng của chúng ta.  

Chúng ta nhớ đi: các Thánh là ai?

Các thánh là những người, đã cho Chúa mượn cái ánh mắt đầy tình thương xót.  Các thánh là những người, đã cho Chúa mượn cái miệng để mà nói lời công chính. Các thánh là những người đã cho Chúa mượn con tim, để yêu thương người khác, bằng con tim của Chúa.

Khi chúng ta nhìn vào cuộc đời của thánh Phanxicô Assisi, người ta thấy một Thiên Chúa Hằng Sống nơi cuộc đời của thánh nhân.  Và người ta cũng thấy một Thiên Chúa Hằng Sống, nơi cuộc đời của mẹ  Têrêsa Calcutta:  Đã  yêu thương  người nghèo,  đã  đón  nhận những người nghèo, để mà băng bó vết thương cho những người nghèo.

Và có lẽ, nhiều lần nhiều lúc: chúng ta vội vàng, chúng ta vì thói quen. Chúng ta rước Chúa, nhưng chúng ta lại không cảm nhận được: chính cái giây phút đó là cái giây phút   biến cố “truyền tin” đặc biệt  trong cuộc đời của mình.

Chính lúc mà chúng ta rước Chúa đó là cái lúc mà Ngôi Lời Nhập Thể đã đi vào trong mình. Mỗi lần chúng ta rước lễ, chúng ta có chung một dòng máu. Chúng ta có chung một lương thực. Chúng ta có chung một hơi thở với Thiên Chúa.

Đôi khi quen quá, hóa nhàm! Chúng ta không cảm nhận được mầu nhiệm đó thật lớn lao, nhưng thực hiện rất bình dị trong đời thường của chúng ta. Mỗi khi chúng ta tham dự thánh lễ, mỗi khi chúng ta rước Mình và Máu Thánh Chúa vào trong cuộc đời của chúng ta.

Chúng ta có đón nhận, chúng ta có cảm nhận được sự hiện diện đó hay không?

Và càng suy niệm, càng cầu nguyện thì chúng ta lại càng cảm thấy đó chính là một mầu nhiệm lớn lao trong cuộc đời của chúng ta, khi Chúa ở trong ta , và ta ở trong Chúa.

Và rồi chúng ta sẽ trả lời với Chúa làm thế nào? Chúng ta có thể ban tặng cho Chúa một thân hình cụ thể trong lòng của chúng ta được?

 Không làm được nếu không có ơn của Chúa Thánh Thần, không có tác động của Chúa Thánh Thần Mẹ Maria là một cô thiếu nữ thôn quê  đứng trước  cái mầu nhiệm lớn lao đó Mẹ Maria đã mở lòng ra và cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần, bằng thái độ tin tưởng và phó thác.

 Thật sự ra mà nói chứ lúc đó mà, con mà như Đức Mẹ con cũng chẳng dám xin vâng đâu ! Bởi vì đứng trước cái mầu nhiệm lớn lao quá! Sợ quá, sao dám xin vâng.  Thế nhưng, mà Mẹ Maria đã «xin vâng».

Bởi vì cái mầu nhiệm đó, nó vượt quá trí hiểu của con người, vượt quá cách suy nghĩ của con người. Chỉ có tin tưởng, phó thác mới dám đón nhận! Cái mầu nhiệm ấy, trong cuộc đời của chúng ta mà thôi!

Ngày hôm nay, chúng ta có dám đón nhận lời mời gọi của Chúa với chúng ta. Đặc biệt trong mọi hoàn cảnh sống của chúng ta.Trong đời sống hôn nhân gia đình, trong đời sống độc thân của linh mục.  

 

Ngày trước chúng ta thấy, giữa một cái xã hội không có biến động,  đời sống của linh mục cam kết trung tín suốt đời với Chúa rất dễ! Bởi vì cách đây một thế kỷ, cái nhịp sống nó nhẹ nhàng. Một người thợ có thể làm công cho ông chủ suốt cả cuộc đời. Người ta gắn bó với công việc, trung thành với công việc. Người ta trung tín với công việc, không phải tương quan với chủ thợ, mà là tương quan của tình nghĩa, chứ không phải tương quan của làm ăn mà thôi.

Trong một cái xã hội như thế trong một bối cảnh văn hóa như thế: thì trung tín trong đời tu cũng như trung tín trong đời sống gia đình vợ chồng, trung tín trong đời sống Kitô Hữu cũng rất dễ!

Nhưng ngày hôm nay khác, ngày hôm nay  giữa một cái xã hội biến động,  đố mà tìm được một kỹ sư mà suốt cả đời mà làm cho một công ty. Ngày hôm nay, người ta nhảy đến hãng này đến hãng khác! đi kiếm tiền làm sao cho nhiều...

Và đời sống linh mục cũng thế, cái sự trung tín,  cái sự chung thủy trong đời sống linh mục quá khó! Và đời sống vợ chồng cũng vậy trong một nhịp sống văn hóa xã hội mà bắt tôi Trung Thành cả đời với một người phụ nữ như thế quả thật là khó.

Và có người nói rằng là: Bắt một người đàn ông trung thành với một người nữ cả đời, thì chẳng khác gì nhốt một con cọp trong cái cũi.

Thế nhưng lời mời gọi của Thiên Chúa tiếp tục mời gọi mỗi người chúng ta, sống trong đấng bật nào: trong đời sống hôn nhân gia đình, trong đời sống tu trì. Sự trung tính, chung thủy, và quảng đại cả một cuộc đời để hy sinh.  

Thái độ của Mẹ Maria là sao? Thái độ của Mẹ Maria là Mẹ dám phó thác, Mẹ dám tin tưởng và với thái độ Phó Thác tin tưởng đó Mẹ cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần để rồi Mẹ ban cho Thiên Chúa 1 hình hài cụ thể trong cuộc đời của mẹ .

Và rồi mỗi người chúng ta ngày hôm nay Nhìn lại cuộc đời, chúng ta cũng có thể trao cho Chúa một hình hài cụ thể. Chúng ta biết tin tưởng, chúng ta biết phó thác, chúng ta biết trao phó cuộc đời của chúng ta cho Chúa.

Nếu như Chúa hiện ta trong giờ này, Chúa hỏi chúng ta:

-     Con có sẵn sàng cho Cha mượn cặp mắt của con, để nhìn người khác bằng cặp mắt quảng đại yêu thương và tha thứ hay không?

Chúng ta có trả lời với Chúa như thế nào?

-     Con có cho Cha mượn cái bàn tay của con để xoa dịu nỗi đau của người nghèo khổ, của người tất bạt  hay không?

Chúng ta có dám đáp lại bằng lời : “ Xin Vâng” như Mẹ Maria đã đáp lại với sứ thần, khi sứ thần truyền tin cho chúng ta hay không?

Trong giây phút này: chúng ta lắng đọng tâm hồn, chúng ta lắng động tâm trí của chúng ta, để mỗi người diện đối diện trước mặt Chúa, chúng ta sẽ trả lời với CHÚA rằng: Chúng ta có can đảm, chúng ta có tin tưởng, chúng ta có dám để cho Thiên Chúa tái sinh trong cuộc đời chúng ta. Chúa mượn chúng ta một hình hài trong cuộc đời của chúng ta: bằng lời xin vâng, bằng sự phó thác, bằng tin tưởng của chúng ta hay không? Amen.

 Huệ Minh
 Tags: hôm nay, tâm tình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay13,787
  • Tháng hiện tại241,823
  • Tổng lượt truy cập13,526,197
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây