THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Bảy tuần IV thường niên C

Thứ sáu - 08/02/2019 17:00
Tin mừng Mc 6: 30-34: Bài Tin Mừng hôm nay vạch ra cho người tông đồ một mẫu gương: Hoạt động tông đồ dù bận rộn đến đâu đi nữa, vẫn phải để dành thời giờ để dành thời giờ đến với Chúa. Người tông đồ sống với Chúa, nhưng còn phải sống cho những nhu cầu của tha nhân về thể xác, tinh thần và tâm linh nữa …
Chú Giải Tin Mừng - Thứ Bảy tuần IV thường niên C

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ BẢY TUẦN IV THƯỜNG NIÊN C

NGÀY 09/02/2019


Tin mừng Mc 6: 1-6

Bài đọc I: NĂM LẺ: Dt 13,15-21


Anh em thân mến nhờ Đức Giêsu mà trong mọi lúc, chúng ta luôn luôn hiến dâng cho Thiên Chúa của lễ ngợi khen.

Trọn bức thư gửi dân Do Thái đã chứng minh rằng chỉ có một tư tế là Chúa Giêsu Kitô. Người ta thường ghi nhận là giáo thuyết này nhấn mạnh nhiều tới "chức tư tế" mà không trực tiếp nói về "chức tư tế thừa tác". Thực sự Chúa Giêsu đã lập các tác vụ các linh mục phải hòa mình theo khuôn mẫu duy nhất.

Dầu vặt, bức thư kết thúc bằng việc nói về chức tư tế cộng đồng của mọi người đã chịu phép rửa. Mọi Kitô hữu được mọi gọi dâng của lễ ngợi khen, trong mọi lúc. Vậy đây không nói về việc phụng tự được thực hiện trong cung thánh mà nói về việc thờ phụng thiêng liêng hệ tại về việc hiến dâng trọn đời sống mình,rằng cuộc sống gia đình, trong công việ c, trong nghĩ ngợi …

Ta hãy nghe đoạn này của Công đồng Vaticanô II: Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm được chọn nơi loài người để biến dân tộc mới thành vương quốc, thành những tư tế cho Thiên Chúa, cha Người. Thực vậy những người đã lãnh phép rửa nhờ sự tái sinh và xức dầu của Thánh Thần, được thánh hiến để trở thành chỗ ở thiêng liêng và nhận chức tư tế thánh, hầu qua mọi hoạt động của con người Kitô hữu dâng hi tế thiêng liêng và rao truyền những kỳ công của Đấng đã gọi họ từ bóng tối đến ánh sáng kỳ diệu của người. Vì thế, tất cả các môn đệ của Chúa Kitô... phải dâng mình làm hi vật sống động, Thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa, phải làm chứng về Chúa Ktô trên khắp mặt đất, và trình bày niềm hi vọng về cuộc sống vĩnh cửu mà họ ôm ấp cho những ai đang khao khát (Gh 10).

Bản văn cốt yếu này đầy những trích dẫn Kinh thánh: Dt 5,1-5; Kh 1,6 -5,9; 1 Pr 2,4-10; Rm 12,1; 1 Pr 3,15. Nghĩa là giáo thuyết này rất hợp truyền thống. Nhưng nó lại không được biết đến.

Chúng ta luôn luôn hiện Đấng cho Thiên Chúa của lễ ngợi khen, tức là hoa quả của miệng lưỡi ta tuyên xưng danh Người.

Việc tỏ bày đầu tiên chức tư tế của chúng ta và lễ hiến dâng đầu tiên chúng ta dâng, chính là " Đức tin " của chúng ta: hiến dâng sự tự chủ, cách suy nghĩ của chúng ta... để chấp nhận quan điểm của Thiên Chúa.

Tin, thắng vượt nơi ta vô số những vấn nạn của thuyết hoài nghi, thường hiện diện dưới mắt chúng ta với những quyến rũ của tính duy lý và khoa học chính xác... Chấp nhận cái liều tươi đẹp của Đức tin là lễ dâng đầu tiên chúng ta -phải: dâng lên Chúa...

Anh em đừng quên công việc từ thiện và sự tương tế vì Chúa hài lòng về những của lễ như thế.

Việc bày tỏ thứ hai chức tư tế của chúng ta, lễ dâng thứ hai chúng ta dâng, chính là "Đức ái" của chúng ta: yêu thương chia sẻ; bỏ mình... để nhận quan điểm của người khác...

Như thế là trọn đời sống ta cần đuợc hiến dâng. Sự thờ phụng chân thực làm vui lòng Chúa. Người ta sẽ không nói tới đủ, chính là đời sống yêu thương hàng ngày của chúng ta.

Điều Chúa đợi chờ nơi tôi trước hết, chính là chu toàn bình thường ngày sống của tôi, công việc quen thuộc của tôi: Tôi có thực hiện trong tinh thần: phục vụ tha nhân trong sự quảng đại và chìa sẻ không?

Nguyện xin Thiên Chúa bình an làm cho anh em trong các việc thiện xứng đáng thi hành thánh ý Người.

ý muốn Thiên Chúa, là nguyên tắc căn bản cho cách cư xử của con người, là nguồn bình an và hạnh phúc.

Xin Người thực hiện trong anh em điều Người hài lòng, nhờ Đức Giêsu Ktô, Đấng được vinh quang đến muôn đời.

Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1V 3,4-13

Hôm nay chúng ta đề cập đến cuộc đời của Salomon, con của Đavít và Bésabê.

Hôm nay chúng ta đọc một "lời Kinh của Salomon ": ông đã nắm được vương quyền trong những hoàn cảnh khá bi đát, sau nhiều âm mưu đẫm máu. Tâm hồn ông nặng trĩu: lo âu trước một trách vụ nặng nề, ông có thể vươn lên được chăng.

Người muốn gì, xin đi, Ta sẽ ban cho ngươi

Vị tôn vương này cũng ở "trước nhan Thiên Chúa" như thân phụ ông.

Tôi là một con người rất còn non trẻ, Chúa biết đường đi nước bước, thế mà tôi đang ở giữa dân Người đã chọn.

Triều đại này khởi đầu tốt đẹp, cũng bởi có lòng khiêm hạ.

Chúng ta biết rằng điều này không tồn tại lâu bền, vì sau đó không lâu, Salomon sẽ bị các giấc mộng uy quyền lôi cuốn.

Xin ban cho tôi tớ Ngài một tâm hồn biết chăm chú.

Một tâm hồn "biết chăm chú ".

Một tâm hồn "biết lắng nghe".

Theo tâm trạng người Do thái danh từ "tâm hồn" có nghĩa tương đương với trí khôn là trung tâm của tư tưởng.

Vì vậy, điều Salomon xin trước tiên là sự khôn ngoan sự tinh tế của trí khôn sự hiểu biết…

Để tôi tớ ngài biết cai trị dân Ngài và biết phân biệt điều phải điều trái.

Đó là "một sự thông minh thực tế" biết áp dụng vào hành động, cách riêng, biết áp dụng vào sự công bình. Ngày nay hầu như người ta sẽ nói, "có một trí phán đoán tốt" "một con người khôn ngoan".

Tại sao chúng ta không đọc lại "lời cầu xin của Salomon" trên đây cho ta, trong khi áp dụng vào các hoàn cảnh, vào trọng trách của chúng ta.

Lạy Chúa xin ban cho con một tâm hồn biết lắng nghe, xin ban cho con tìm hiểu cách tinh tế, các người đang sống với chúng con.

Lạy Chúa xin giúp con biết "nhìn thấy" biết "lắng nghe" biết "giải thích" để con phân biệt được sự lành sự dữ.

Lạy Chúa, giữa bao diễn biến của thế giới và của Giáo Hội, xin ban cho con một "trí phán đoán minh mẫn", xin đổ tràn trên con sự khôn ngoan để không bị tính lạc quan hay bi quan thái quá lôi cuốn.

Lạy Chúa con là tôi tớ của Chúa, xin giúp con biết quản trị một phần nhỏ vũ trụ được phó thác cho con: gia đình mà Chúa đã cho con, nghề nghiệp của con, trọng trách mà con đã lãnh nhận.

Mỗi người nên lặp đi lặp lại, soạn lại, kéo dài thêm lời Kinh này.

Bởi vì ngươi đã xin Ta điều ấy, mà không xin được sống lâu, được nhiều của cải, không xin mang quân thù…Bởi ngươi đã xin cho biết biện minh, biết chăm chú nghe và cai trị, Ta làm theo lời người xin: Ta ban cho ngươi một tâm hồn thông minh và khôn ngoan... Ta cũng ban cho ngươi cả những điều ngươi không xin như là của cải và danh vọng.

"Trước hết, hãy lo tìm kiếm Nước Chúa và ăn ngay ở lành,

còn các thứ khác, Người sẽ thêm cho dồi dào"..

lạy Chúa, xin đừng ban cho con của cải giàu sang, xin ban cho con trí thông minh và sự nhận thức tôn ý ngài, xin ban cho con. Thần Trí Ngài, Thần trí của Đức Giêsu…

Bài Tin Mừng: Mc 6,30-34

Sau "sứ vụ" đầu tiên, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu.

Đó là giờ "tường thuật lại"... Họ hoạt động, rồi họ "nhìn lại" hoạt động của mình để- hiểu biết việc làm hơn trong đức tin, và cải thiện những cuộc tham dự tông đồ sắp tới.

Ngày nay cũng thế thôi, người ta quen "hội lại". Người ta thường làm việc theo Nhóm, trong đời sống học đường, nghề nghiệp, trong công trình nghiên cứu. Các hiệp hội, các nghiệp đoàn thuộc mọi ngành đều triệu mời các thành viên của mình nhằm "tập trung" ý tưởng, dự kiến.

Lạy Chúa, một lần nữa, con cảm thấy sung sướng vì khám phá ra, phương pháp làm việc của Chúa phù hợp cách sâu sắc "biết bao đối với bản tính con người, là loài sống tương quan và chia sẻ.

Ngày nay, nhiều Kitô hữu đã nhận ra Đức tin của họ có thể sẽ vững mạnh biết bao, nếu họ biết "hội lại " cùng với anh em khác để bàn luận. Lạy Chúa, xi giúp nhiều người khác đến lượt mình cũng biết khám phá ra điều đó.

Đó cũng là ý nghĩa cuộc họp mừng Thánh Thể Chúa Nhật: Sau khi thi hành sứ vụ trong tuần, các Kitô hữu tụ họp bên cạnh Chúa Giêsu... Như thế, tôi có coi trọng sự tham dự Thánh lễ của tôi không?

Nhưng cần thiết là nhiều Kitô hữu đồng tình tiến hành hơn nữa, bằng cách đón nhận những "cuộc họp mặt" khác. Nhờ thế, họ chia sẻ với người khác về một suy tư và hành động có tính tập thể... Trong trường hợp đó, Đức tin sẽ trở nên luận cho mọi suy tư và hành động....

Các ông thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy…

Một ơn cần xin với Chúa là: duyệt lại đời sống tông đồ. Sự nhìn lại đời sống của ta cùng với Chúa Giêsu... là một trong những hình thức ích lợi nhất giúp cho việc cầu nguyện. Mỗi chiều tối, phải là một dịp để ta tường trình lại cho Chúa Giêsu về những gì ta đã làm. Nếu ta thực hiện được điều đó mỗi chiều, ta có thể tạo một nội dung phong phú hơn nhiều cho "lễ vật" tiến dâng trong thánh lễ và góp phần cho sinh hoạt tập thể tông đồ. Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhìn lại đời sống chúng con cùng với Chúa.

Người liền bảo các ông:"Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". Vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các Ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh.

Có một sự làm việc quá mức, căng thẳng thần kinh, gây tai hại cho việc tông đồ cũng như cho sự quân bình thuần túy con người.

Lạy Chúa, xin tạ ơn Chúa đã nhắc nhở chúng con điều đó! Và đã chăm sóc đến sự "nghỉ ngơi", xả hơi của các tông đồ Chúa, sau tuột giai đoạn thi hành sứ vụ cách nặng nhọc.

Cần phải có sự trầm lặng, tĩnh tâm, sống riêng biệt một mình.

Đó là điều cốt yếu cho con người thuộc mọi thời đại...

nhưng đặc biệt cần thiết cho con người hiện đại, trước sự náo động của đời sống hôm nay.

Trong những ngày hay những tuần lễ sống, tôi đã chú tâm đặt ra '"nơi vắng vẻ" cho mình thế nào:

Thấy các ngài đi... Người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài. Lúc ra khỏi thuyền Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dãy dỗ họ nhiều điều.

Đó sẽ là một vấn đề thường hằng của Giáo hội, sự căng thẳng giữa "đoàn chiên nhỏ bé " các tín hữu... và chuồng

chiên rộng lớn của dân chúng: đang chờ đợi.

Chúa Giêsu hầu như muốn chuyên tâm vào việc huấn luyện "Nhóm nhỏ" của người cách kỹ lưỡng hơn... Nhưng Người không thể cưỡng lại được tiếng kêu của quần chúng. Người để cho họ chiếm giữ. Đó là yếu điểm của Người.

Người cũng hiện diện trước những việc khẩn cấp. Và Người

đã để cho người ta làm phiền hà đến chương trình, và dự tính của Người... vì yêu thương, Người đã động lòng: xót thương".

Lạy Chúa, ngay cả đang lúc thi hành những chương trình đã được dự kiến cẩn thận, xin Chúa giúp chúng con biết sẵn sàng giúp đỡ mọi người cần đến chúng con.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay24,032
  • Tháng hiện tại267,335
  • Tổng lượt truy cập13,551,709
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây