THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN

Thứ năm - 07/11/2013 20:30

CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN

Kính thưa quý ông bà và anh chị em, Phải chăng là con người sinh ra để chết? Và phải chăng cái chết là điểm chấm dứt cho cuộc đời con người? Nói chung thì cái chết là số phận của mỗi người, nhưng ai ai cũng đều muốn sống chứ không vội chết. Mỗi người có một nhãn quan riêng.
 

 

 
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
         
Phải chăng là con người sinh ra để chết? Và phải chăng cái chết là điểm chấm dứt cho cuộc đời con người? Nói chung thì cái chết là số phận của mỗi người, nhưng ai ai cũng đều muốn sống chứ không vội chết. Mỗi người có một nhãn quan riêng. Mỗi người có một lối suy tư riêng. Mỗi người có cách cảm nhận riêng. Muôn người muôn vẻ, nhưng tất cả vẫn là suy tư về thân phận con người, nhất là cái chết, tại sao không ai tránh khỏi? Để rồi người ta phải thốt lên: “Đời người dài, ngắn, sang, hèn. Trăm năm gom đủ một lần đưa tang”. Và lại nữa, một số tôn giáo tin rằng đời người có nhiều kiếp. Nhưng Kitô giáo chỉ nhận có một cuộc đời ta đang sống. Chính cuộc đời duy nhất này, sẽ định đoạt số phận vĩnh cửu của ta. Con người sinh ra là để sống mãi, và cái chết chỉ là cánh cửa mở vào cõi sống đời sau. Đời sau mãi mãi là một mầu nhiệm vì chẳng ai chụp được hình ảnh của thiên đàng hay hỏa ngục. Người đã khuất cũng không trở lại để kể ta nghe hay vẽ ra cho ta thấy. Bởi thế, người ta không tin có đời sau. Người ta bị cuốn hút và sống như thể chỉ có đời này, còn đời sau là chuyện ở đâu đó. Nó hoàn toàn xa lạ. Và đó chính là lối sống không phải chỉ riêng người thời nay, mà những người thời Chúa Giêsu cũng đã như vậy.     
                        
Thật vậy, qua Lời Chúa hôm nay cho thấy một cuộc tranh luận, liệu rằng có sự sống đời sau hay không. Những người thuộc phái Xa-đốc tin rằng, sau cái chết thì linh hồn con người vất vưởng như cái bóng nơi âm phủ. Âm phủ là nơi tối tăm, buồn chán, thiếu sự sống. Người Pharisêu lạc quan hơn, cho rằng đời sau là sự kéo dài của đời này. Người ta sống như trước, nhưng tràn trề hạnh phúc. Nhưng Chúa Giêsu đã vén mở bức màn đời sau rằng: đời sau khác hẳn đời này. Người ta không cưới vợ lấy chồng, không cần con nối dõi, nhưng sống như các thiên thần, nghĩa là chỉ lo phụng sự và ca ngợi Thiên Chúa. Đời sau không còn bóng dáng của thần chết, không còn quy luật của lẽ tử sinh. Toàn bộ con người được sống lại cả hồn và xác. Thân xác tuy đã mục nát theo thời gian, nhưng sẽ được biến đổi một cách kỳ diệu để chung hưởng hạnh phúc với linh hồn. Và đó mới chính là sự sống đích thật của con người. Đó chính là cái cõi mà con người phải đi về. Đó mới chính là niềm hy vọng mà con người luôn vươn tới.

Kính thưa quý ông bà và anh chị em,

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, trong Chúa Nhật gần kết thúc năm phụng vụ, tất cả đều gợi lên trong ta những suy nghĩ và sự sống đích thật của đời ta. Sự sống đích thật ấy là chính sự sống vĩnh cửu đời sau. Đời người rồi ai cũng phải chết. Chính cái chết của đời người lại dạy cho ta biết cách sống. Chết để đựơc sống. Chính sự sống đời sau sẽ kéo ta ra khỏi những hạnh phúc giả tạo và những khổ đau do mê lầm. Chính có sự sống đời sau mà ta thấy cần phải bước đi vững vàng trong sự sống đời này. Không kéo lê. Không buông xuôi. Nhưng cũng có đôi khi để gục đầu ăn năn và nhìn lại những đoạn đưòng đã đi qua, như cố nhạc sĩ họ Trịnh đã suy tư trong bài hát: Im Lặng Thở Dài “Im lặng của đêm, tôi đã lắng nghe. Im lặng của ngày, tôi đã lắng nghe. Im lặng của đời, tôi đã lắng nghe. Tôi đã lắng nghe trái tim lạc loài, bao đêm đã qua, im lặng mặt người, tôi đã lắng nghe im lặng của tôi”. Chính khi im lặng lắng nghe tiếng đời, ta mới hy vọng và hăng say tiến tới sự sống đời sau. Và nơi ấy, ta sẽ gặp chính Đấng mà ta đã tin yêu và tôn thờ. Để chỉ biết chiêm ngắm, ca ngợi và phụng sự Chúa mà thôi. Amen.
 
                                                                                              
 
Tác giả bài viết: Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Đức 
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://giaoxusonghinh.org là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm83
  • Hôm nay20,352
  • Tháng hiện tại198,897
  • Tổng lượt truy cập13,483,271
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây