THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Các bước tìm hiểu một đoạn văn Kinh Thánh

Thứ sáu - 08/11/2013 03:23

Các bước tìm hiểu một đoạn văn Kinh Thánh

Tài liệu của Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng về Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội, năm 1993

Nội dung
 
Dẫn nhập
I. Phân tích thuật chuyện và cấu trúc
II. Các bước chuẩn bị phân tích đoạn văn
     1. Phân đoạn
     2. Bối cảnh văn chương
     3. Cấu trúc đoạn văn
     4. Quan sát nhân vật, thời gian và không gian
III. Gợi ý phân tích một số đoạn văn
     1. Ga 6,1-71
     2. Ga 11,1-54
     3. Ga 18,28–19,16a
Kết luận

 
 
Dẫn nhập
 
Tài liệu của Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng về Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội, năm 1993 (Bản dịch tiếng Việt: Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hòang,Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội, 2004, 156 tr.), đã trình bày tổng quát về các phương pháp đọc Kinh Thánh, đồng thời cho biết những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi phương pháp. Cuốn sách Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội nói đến 12 lối giải thích Kinh Thánh. Như thế, có nhiều phương pháp đọc Kinh Thánh. Trong tập sách trên, Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng dành cho “Phương pháp phê bình lịch sử” một vị trí quan trọng, bởi vì phương pháp này được trình bày đầu tiên và chi tiết hơn các lối tiếp cận khác. Kế đến là “Các phương pháp mới để phân tích văn chương” (tr. 35-53).
 
Nói chung, có thể xếp tất cả các phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh thành hai loại: Tiếp cận lịch đại (approche diachronique) và tiếp cận đồng đại (approche synchronique). Xem mục “Tiếp cận lịch đại và tiếp cận đồng đại” trong tập sách Phân tích thuật chuyện và cấu trúc áp dụng vào Tin Mừng thứ tư, tr.14-16.
 
Tiếp cận lịch đại đứng đầu với phương pháp phê bình lịch sử. Phương pháp này cố gắng tìm hiểu những gợi ý lịch sử trong bản văn, hay đưa ra những giả thuyết về các giai đoạn hình thành bản văn. Nhờ đó, hiểu được phần nào bản văn nói về điều gì.
 
Tiếp cận đồng đại được áp dụng trong các phương pháp phân tích văn chương, gồm các loại phân tích sau: (1) Phân tích tu từ học (analyse rhétorique). (2) Phân tích thuật chuyện (analyse narrative). (3) Phân tích cấu trúc (analyse structurelle). (4) Phân tích ký hiệu (analyse sémiotique). Những lối tiếp cận trên đều phân tích bản văn theo hướng đồng đại với những điểm nhấn khác nhau so với tiếp cận lịch đại. Nghĩa là thay vì chú trọng tìm hiểu xem “Bản văn nói về ĐIỀU GÌ” (CE DONT il parle) như trong phương pháp phê bình lịch sử (tiếp cận lịch đại), các lối phân tích văn chương (tiếp cận đồng đại) chú trọng tìm hiểu xem “Bản văn NÓI GÌ” (CE QU’il dit) và “NÓI NHƯ THẾ NÀO” (COMMENT il le dit).
 
Bài viết này sẽ trình bày sơ lược về (I) hai lối phân tích: “Phân tích thuật chuyện” và “phân tích cấu trúc”. Kế tiếp là phần trình bày (II) các bước chuẩn bị: Phân đoạn, bối cảnh, cấu trúc và quan sát các yếu tố: nhân vật, thời gian, không gian trong bản văn. Sau cùng là (III) gợi ý kết quả phân tích một số đoạn văn trong Tin Mừng Gio-an. Xem trình bày chi tiết về lý thuyết và áp dụng trong tập sách Phân tích thuật chuyện và cấu trúc áp dụng vào Tin Mừng thứ tư.
 
I. Phân tích thuật chuyện và cấu trúc
 
Đứng trước sự hạn chế của phương pháp phê bình lịch sử theo hướng lịch đại (diachronie) như đã trình bày trong tập sách Phân tích thuật chuyện và cấu trúc áp dụng vào Tin Mừng thứ tư, tr. 17-28, phần lớn giới nghiên cứu Kinh Thánh ngày nay lựa chọn áp dụng các phương pháp phân tích văn chương theo hướng đồng đại (synchronie). Hai lối tiếp cận bản văn phổ biến hiện nay là (1) Phân tích thuật chuyện (analyse narrative) và (2) Phân tích cấu trúc (analyse structurelle). Những phương pháp phân tích văn chương này có nhiều lợi điểm. Có thể nêu lên một số điểm tích cực:
 
(1) Phân tích thuật chuyện và cấu trúc dựa trên bản văn. Độc giả có thể dựa vào bản văn để kiểm chứng xem phân tích có sức thuyết phục hay không.
 
(2) Phân tích thuật chuyện và cấu trúc nhắm đến ý nghĩa của bản văn, đi tìm thông điệp của bản văn dành cho độc giả. Thông điệp này có thể là một lời khích lệ, động viên độc giả, có thể là một lời mời gọi hay là lời chất vấn dành cho độc giả. Như thế, ý nghĩa của bản văn tác động đến cuộc sống của độc giả. Nghĩa là bản văn có khả năng mang lại sức sống cho độc giả và làm cho cuộc đời độc giả có ý nghĩa hơn.
 
(3) Dữ liệu để phân tích là chính bản văn, vì thế phương pháp phân tích thuật chuyện và cấu trúc vừa tầm tay của mọi người. Chỉ cần đọc kỹ bản văn Kinh Thánh và áp dụng phương pháp phân tích thuật chuyện và cấu trúc là có thể đọc ra được ý nghĩa của bản văn. Ý nghĩa này liên quan thiết thực đến cuộc sống của độc giả trong từng hoàn cảnh cụ thể.
 
II. Các bước chuẩn bị phân tích đoạn văn
 
Để bắt đầu phân tích một đoạn văn, điều quan trọng cần làm trước là đọc kỹ và chú ý quan s

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay15,299
  • Tháng hiện tại258,602
  • Tổng lượt truy cập13,542,976
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây